Các công trình xây dựng hiện nay sử dụng rất nhiều phong cách thiết kế khác nhau, trong đó phong cách Industrial đang trở thành xu hướng dẫn đầu. Bạn có thể bắt gặp phong cách ở những quán cafe hay các khu homestay,… nó thực sự rất ấn tượng và bắt mắt.
Hãy cùng NỘI THẤT HOÀNG KIM tìm hiểu xem đây là phong cách như thế nào và có điểm đặc trưng gì, mà lại được nhiều người yêu thích như vậy trong bài viết sau.
1. Phong cách Industrial là gì?
Phong cách Industrial hay còn gọi là phong cách công nghiệp, là xu hướng thiết kế sáng tạo ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Nó mang trong mình vẻ đẹp mạnh mẽ, táo bạo, mộc mạc, thô sơ và rất gần gũi. Hầu hết mọi thứ trong thiết kế đều trông rất nguyên thủy, chân thật khác hẳn những phong cách thiết kế phổ biến khác như: hiện đại, tân cổ điển, cổ điển…
Giống như tên gọi của mình, phong cách công nghiệp vẫn giữ nguyên vẹn nét thô mộc, trần trụi như các nhà máy, công xưởng trước đây. Các loại khung sắt thép hay ống nước, ống thông gió vẫn lộ ra bên ngoài một cách tự nhiên. Những thứ nguyên sơ này được kết hợp hài hòa với nhau, tạo nên một vẻ đẹp mới lạ, độc đáo và thu hút ánh nhìn ngay từ lần đầu.
Không chỉ nhà ở, phong cách Industrial được áp dụng rộng rãi tại nhiều công trình kiến trúc khác như: văn phòng, quán cafe, cửa hàng, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng,…Đồng thời, phong cách này cũng rất linh hoạt, có thể điều chỉnh để phù hợp với mọi lựa tuổi và đặc điểm địa phương.
2. Lịch sử hình thành và phát triển phong cách Industrial
Trong bối cảnh số lượng lớn các nhà máy, xưởng sản xuất bị bỏ hoang vào cuối thế kỷ 20, khi cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu bắt đầu suy thoái. Những nơi bỏ hoang này đã được tận dụng và trở thành nơi ở của người dân tại nơi đây.
Tạo tiền đề cho phong cách Industrial xuất hiện và phát triển.
Như vậy, phong cách công nghiệp đã được hình thành vào những năm của cuối thế kỷ 20. Trong quá trình cải tạo những công xưởng bị bỏ hoang, các kiến trúc sư sẽ giữ nguyên tối đa những thứ có sẵn, vẫn còn tận dụng được và đưa thêm những thiết bị, nội thất hiện đại để đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt.
Từ đó xu hướng thiết kế mới mẻ này được hình thành, mang đến một không gian sống phá cách, mạnh mẽ, hiện đại nhưng lại rất gần gũi và quen thuộc. Sau nay, phong cách Industrial ngày càng phát triển và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, được nhiều người ưa chuộng.
3. Nét đặc trưng của Phong cách Industrial
Không sang trọng và diễm lệ như phong cách Cổ điển hay Tân cổ điển, Industrial mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc tự nhiên riêng biệt. Mặc dù mỗi thiết kế đều có những nét đẹp riêng biệt, không cái nào giống cái nào nhưng đều chứa đựng những điểm đặc trưng riêng của phong cách Industrial, cụ thể như sau.
Thiết kế phần thô chân thực
Như đã chia sẻ phong cách này phô bày những gì thô mộc và chân thực nhất. Không che đậy những khuyết điểm không hoàn hảo, mà thay vào đó là kết hợp chúng với nhau để tạo nên tổng thể hài hòa. Đó có thể là bức tường gạch không trát, bê tông không mài, thép để lộ ra ngoài,…hoặc trần nhà và sàn nhà đều là những mảnh thô ghép lại,..
Bố trí không gian tối giản, tinh gọn
Nét đặc trưng tiếp theo của phong cách Industrial đó chính là bố trí không gian tối giản và tinh gọn. Trong không gian có rất ít đồ nội thất, loại bỏ hầu hết những chi tiết cầu kỳ, rườm rà không cần thiết. Chính nhờ đặc điểm này mà các thiết kế đều có không gian mở và trở nên thoáng đãng.
Đối với các họa tiết trang trí, thiết kế theo phong cách công nghiệp cũng không sử dụng quá nhiều. Chỉ sử dụng một vài vật dụng đơn giản để làm điểm nhấn, giúp không gian thêm phần độc đáo.
Tone màu chủ đạo chuộng màu tối, màu gỗ
Phong cách Industrial hướng tới sự mộc mạc của các nhà xưởng công nghiệp, nên sẽ sử dụng màu sắc chủ đạo có tông trầm như đen, xám, nâu gỗ, và các gam màu lạnh. Bên cạnh đó, thiết kế cũng sẽ sử dụng thêm một số màu sắc khác để tạo điểm nhấn, nhưng thường là màu trung tính, không sử dụng nhiều màu sắc sặc sỡ, nổi bật.
Sử dụng chất liệu công nghiệp
Điểm đặc biệt về vật liệu trong thiết kế của phong cách Industrial là sử dụng chất liệu công nghiệp. Thép, sắt, gỗ tái chế, kính, và bê tông là các vật liệu chủ đạo, các kim loại này thường được sơn đen để tạo sự hài hòa trong không gian.
Ngoài những vật liệu chủ đạo trên, nội thất theo phong cách này còn sử dụng thêm một số chất liệu khác như sofa, ghế đôn bọc da,.. để tạo điểm nhấn cho không gian.
Đồ nội thất có đường nét gãy gọn, mạnh mẽ
Nội thất thường đơn giản nhưng mang lại cảm giác chắc chắn và mạnh mẽ, chúng đều có đường nét gãy gọn, không uốn lượn cầu kỳ. Đó chính là nét đẹp dứt khoát và độc đáo đặc trưng của phong cách Industrial.
Những đồ nội thất như vậy còn giúp cho không gian trở nên gọn gàng và phóng khoáng hơn. Ngoài ra, chúng được kết hợp với nhiều công năng hiện đại, đảm bảo sự tiện nghi cho chủ chủ sở hữu.
Thiết kế cầu thang thép
Thiết kế cầu thang làm từ thép hoặc gỗ thô độc đáo là một trong những nét đặc trưng nổi bật của nội thất theo phong cách Industrial. Lớp ngoài của cầu thành sẽ được phủ bằng một lớp sơn màu đen nhám, để đồng bộ với không gian. Thang cũng được thiết kế rất đơn giản nhưng vẫn rất tinh tế.