Trong thiết kế nội thất hiện đại, phong cách Nhật Bản đang dần trở nên được nhiều người ưa chuộng nhờ sự tối giản, tinh tế và tiện lợi cho không gian sống. Bài viết dưới đây, Nội Thất Hoàng Kim sẽ giới thiệu đến bạn những đặc trưng, lợi ích mà phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản mang lại cho không gian sống. Đồng thời bài viết cũng sẽ giới thiệu đến bạn các mẫu thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản tối giản và đẹp cho từng loại phòng. Cùng khám phá ngay nhé!
1. Lịch sử hình thành kiến trúc Nhật Bản
Kiến trúc Nhật Bản đã có lịch sử lâu đời, nó mang giá trị nghệ thuật riêng biệt và vô cùng phong phú. Mặc dù kiến trúc cổ đại chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc thế nhưng vẻ đẹp phá cách, độc đáo trong lối kiến trúc Nhật Bản thì luôn trường tồn với thời gian.
Kiến trúc Nhật Bản không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ độc đáo, mới lạ mà nó còn rất thực tế khi tận dụng các vật liệu xây dựng có sẵn và định hướng chức năng của các tòa nhà. Đầu năm 7 trước Công nguyên, thiết kế ngôi nhà truyền thống Nhật được thi công từ gỗ với sàn đất đã gây ấn tượng mạnh mẽ ngay từ khi mới xuất hiện. Sau đó, hầu như tất cả các địa phương ở Nhật đều xây dựng theo phong cách này.
Đến khoảng 600 năm sau thì kiến trúc Nhật bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Hàn Quốc, từ đó các tòa nhà bằng gỗ và đá bắt đầu xuất hiện. Lối kiến trúc này chỉ duy trì được một thời gian và sau đó nó biến mất hoàn toàn và chỉ còn lại hình ảnh trên bản thảo.
Cùng thời điểm đó, công trình đền thờ là những công trình nổi bật nhất tại Nhật lúc bấy giờ với vật liệu chính làm từ gỗ và xung quanh trồng thêm những khu vườn nhỏ xinh. Cho đến hiện nay thì phong cách của những đền thờ chịu nhiều ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc nội địa lẫn kiến trúc phương Tây, mà tiêu biểu là ảnh hưởng từ kiến trúc sư nổi tiếng Frank Wright.
Đến đầu thế kỷ thứ 7, kiến trúc Nhật Bản bị chi phối bởi các cấu trúc bằng gỗ xuất hiện trong các đền thờ do giới quý tộc xây dựng. Đến thời kỳ Heian ( thế kỷ thứ 9) những ngôi đền bằng gỗ bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn cùng những phong cách thiết kế đa dạng, cuốn hút.
Cho đến thời đại Kamakura và Muromachi, thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản đã được đơn giản hơn nhiều. Qua đó cũng phản ánh thực tế nền văn hóa mang đặc điểm của tầng lớp chiến binh Samurai, và thời kỳ này kiến trúc Nhật nổi bật với việc thi công nhà uống trà bằng gỗ và có mái che.
Đến sau thế chiến thứ hai, kiến trúc Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi kiến trúc phương Tây với các phong cách thiết kế nội thất hiện đại, từ đó kiến trúc kết hợp giữa bê tông và kim loại được ra đời, tiêu biểu là Tòa nhà Chính phủ tại thành phố Tokyo.
2. Những nét đặc trưng trong thiết kế nội thất Nhật Bản
2.1 Nét đẹp tinh tế và tiện lợi trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản
Khi nhắc đến thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản mọi người sẽ nghĩ ngay đến lối thiết kế tối giản vì người Nhật luôn đề cao yếu tố đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự đầy đủ, tiện nghi trong thiết kế.
Hiện nay, những ngôi nhà truyền thống của Nhật vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng như đồ nội thất được lựa chọn và sắp xếp gọn gàng, các bức tường ngăn cách bị loại bỏ để tạo không gian thoáng mát cho căn nhà. Đặc biệt, chất liệu gỗ và những chất liệu tự nhiên khác là những vật liệu không thể thiếu được sử dụng để trang trí cho căn nhà Nhật Bản.
2.2 Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, đặc biệt là gỗ, tre
Gỗ và tre là những vật liệu truyền thống được sử dụng trong kiến trúc và nội thất Nhật Bản từ xa xưa nhờ độ bền bỉ và khả năng chịu lực tốt. Nội thất Nhật Bản sử dụng gỗ rất nhiều làm bàn ghế, cửa lùa gỗ kiểu Nhật, sàn nhà,.. không chỉ mang đến vẻ đẹp mộc mạc, tinh tế mà còn thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên và tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống. Đây là nguồn cảm hứng cho những ai yêu thích phong cách sống gần gũi với thiên nhiên và đề cao sự tinh tế trong thiết kế.
2.3 Nội thất có đường nét đơn giản và tối ưu công năng sử dụng
Do đặc điểm diện tích nhà ở thường hạn chế, người Nhật Bản thường chú trọng thiết kế nội thất thông minh, tối ưu hóa công năng sử dụng đề cao sự tối giản, loại bỏ chi tiết rườm rà để tận dụng tối đa không gian. Những nguyên liệu thường được lựa chọn trong phong cách nội thất Nhật Bản chính là gỗ, tre hoặc đá… tạo cảm giác bình dị, mộc mạc cho căn phòng.
2.4 Các đồ nội thất đặc trưng trong thiết kế phong cách Nhật
2.4.1 Chiếu Tatami – Nét truyền thống của nhà Nhật
Đây là một loại chiếu cói dùng để trải sàn ở Nhật, chiếu được làm từ rơm khô và đan xen với nhau nên có độ đàn hồi và khả năng cách nhiệt tốt.
Vì được làm từ chất liệu tự nhiên nên chiếu tạo cảm giác thoải mái cho mọi người khi ngồi lên, đặc biệt chiếu có thể trao đổi khí và độ ẩm với môi trường xung quanh nên chiếu luôn mát mẻ vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông.
2.4.2 Cửa trượt Shoji
Cửa trượt Shoji (hay còn gọi cửa kéo, cửa lùa kiểu Nhật) là biểu tượng cho kiến trúc truyền thống Nhật Bản, mang đậm dấu ấn văn hóa và sự tinh tế trong thiết kế. Nhờ khả năng khả năng chịu lực xé, đâm xuyên tốt cùng khả năng chịu ẩm cao, cửa trượt Shoji thường rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản.
2.4.3 Bồn tắm
Bồn tắm luôn là một phần không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản dù căn phòng có lớn hay nhỏ. Hơn cả việc vệ sinh cá nhân, bồn tắm còn mang giá trị văn hóa và tinh thần sâu sắc, là nơi để mọi người thư giãn và nghỉ ngơi sau giây phút làm việc mệt mỏi.
2.5 Tông màu chủ đạo: trung tính và gam màu sáng
Tông màu chủ đạo trung tính và gam màu sáng thường được sử dụng trong thiết kế nội thất Nhật Bản. Trong đó những gam màu như trắng, be, vàng nhạt, nâu xám… được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất.
Việc sử dụng tông màu trung tính và gam màu sáng thể hiện sự tôn trọng đối với triết lý Wabi-sabi đề cao vẻ đẹp của sự giản dị, không hoàn hảo và mang lại cảm giác thanh bình, tĩnh lặng cho không gian.
2.6 Xây dựng không gian sống xanh
Thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản thường bố trí cây xanh khắp nơi trong nhà, từ phòng khách, phòng ngủ đến nhà bếp và nhà tắm. Cây xanh giúp thanh lọc không khí, giảm căng thẳng, mệt mỏi và mang lại vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế và tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho người sử dụng.
2.7 Tối ưu hóa không gian nhỏ
Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số cao và diện tích đất đai hạn hẹp. Do đó, việc sử dụng các đồ nội thất thông minh, đa năng hoặc nội thất được làm từ tre, gỗ được xem là điều cần thiết để tối ưu hóa không gian sống. Ngoài ra, việc tận dụng, tối ưu hóa không gian nhỏ còn giúp tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái mà vẫn mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng và thanh lịch cho không gian sống.
LIÊN HỆ NỘI THẤT HOÀNG KIM